Biện pháp phòng chống cháy nổ bếp gas

Bếp gas là một vật dụng nhà bếp vô cùng quen thuộc đối với mỗi gia đình người Việt nhờ có giá thành phải chăng và dễ dàng sử dụng.

Nguyên nhân và các biện pháp phòng chống cháy nổ bếp gas

Tuy nhiên sản phẩm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của người sử dụng, đặc biệt là hiện tượng cháy nổ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một vài kinh nghiệm sử dụng bếp gas để đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình bạn.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng cháy nổ bếp gas


  • Dây dẫn nơi bình gas với bếp bị rò rỉ
  • Không tắt bếp đúng quy trình
  • Lắp đặt bếp gas ở vị trí không hợp lý
  • Để bình gas nơi quá kín
  • Sử dụng bếp gas gần các thiết bị điện và các vật dễ bắt lửa.
  • Không vệ sinh bếp gas thường xuyên
  • Sử dụng bếp gas quá cũ
  • Không kiểm tra an toàn của bếp định kì, thường xuyên

Biện pháp phòng chống cháy nổ bếp gas

Một số biện pháp phòng chống cháy nổ bếp gas


  • Khi lựa chọn mua bình gas, van điều áp bạn nên chọn đại lý chính hãng, uy tín, có tên tuổi và bạn nhớ mua bảo hiểm cho bình gas của bạn. Bình gas phải nguyên vẹn, không móp méo, nước sơn còn tốt.
  • Khi thay bình gas bạn nên yêu cầu người thay bình gas thử lại độ kín bằng nước bọt xà phòng, cả trong trạng thái mở và khóa van. Trong quá  thay bình gas, tuyệt đối không được sử dụng hoặc vận hành các thiết bị có thể phát sinh tia lửa điện gần đó như nổ xe máy, đánh bật lửa.
  • Nếu bình gas nhà bạn dùng van vặn thì khi mở chỉ vặn 1-2 vòng (hơi lỏng tay) là đủ, không cần mở hết.
  • Sau 3 - 5 năm sử dụng nên thay ống dẫn gas, thay kẹp 2 năm một lần, thay điều áp 5 năm một lần, giữ niêm phong bình cho tới lần đổi bình kế tiếp.
  • Vị trí đặt bình gas được ngăn cách với vị trí đặt bếp bằng vật liệu không cháy. Mỗi bếp chỉ cần 1 bình loại 12 kg hoặc 13 kg gas, không để bình dự trữ hoặc vỏ bình trong bếp đun. Nơi chứa bình gas không nên làm kín, mà phải để hở để có thể ngửi được khí gas rò rỉ.
  • Đối với bếp ăn của hộ gia đình cần có phòng bếp riêng được ngăn cách bằng vật liệu không cháy với các phòng khác. Phòng bếp có cửa đi, cửa sổ và cửa thông gió.
  • Không nên mua bếp gas rẻ tiền, bạn nên chọn bếp có các tính năng hiện đại như thiết bị ngắt gas tự động, mạch điều khiển bằng điện tử, bộ phận cảm ứng nhiệt tiếp xúc với đáy nồi để tắt lửa trước khi nước bị cạn.
  • Bạn nên lắp hệ thống cảnh báo rò rỉ khí gas bằng các cảm biến và thường xuyên kiểm tra xem hệ thống cảnh báo này xem nó có hoạt động tốt hay không.
  • Không dùng bếp quá cũ vì rỉ sét và cặn thức ăn lưu cữu, dễ gây tắc nghẽn ống dẫn gas, van, miệng phụt lửa…
  • Hạn chế việc dùng nồi có đáy lớn khi dùng bếp gas mini vì lửa có thể trùm xuống làm nóng bình gas, gây ra nổ.
  • Trong quá trình đun nấu bạn đừng rời khỏi phòng bếp. Nếu cần thiết phải ra ngoài, hãy tắt bếp và nhắc nồi, chảo xuống.
  • Tuyệt đối không để những vật liệu dễ cháy như khăn lau, găng tay… ở gần bếp gas.
  • Không để các loại hóa chất dễ gây cháy nổ như thuốc diệt côn trùng gần bếp gas. Không xịt hóa chất đó dưới gầm bếp hoặc gần khu vực đang đun nấu.
  • Không được đặt lò vi sóng gần bếp gas vì rất dễ gây cháy nổ.
  • Trước khi tắt bếp, bạn phải khóa van bình gas, để gas trong ống dẫn cháy hết rồi mới tắt bếp.
  • Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị đặt bình chữa cháy gần khu vực đun nấu.

Trên đây là những nguyên nhân và một số biện pháp phòng chống cháy nổ bếp gas mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết của chúng tôi có thể giúp ích được cho quý khách hàng.

Bếp gas Hà Thành chuyên cung cấp các thiết bị nhà bếp chất lượng, uy tín với giá cả hợp lý nhất trên thị trường.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Để bình gas ngoài trời nắng có bị cháy nổ không?

Tại sao người nội trợ lại ưa chuộng bếp hồng ngoại?

Tự điều chế dung dịch vệ sinh nhà bếp