Tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng tránh và phương án xử lý khi bị rò rỉ gas
Hiện nay, bếp gas hiện đang được sử dụng rất rộng rãi từ thành phố đến nông thôn, sự tiện dụng của bếp gas cũng góp một phần giúp người sử dụng giảm bớt thời gian và mệt nhọc, song vì nguyên nhân kém hiểu biết nên đã có rất nhiều vụ cháy nổ xảy ra do sử dụng gas trong thời gian gần đây.
Do vậy, trong bài viết này bepgashathanh.vn sẽ chia sẻ với các bạn một số kiến thức khi sử dụng bếp gas để các bạn có thể hiểu được nguyên nhân, cách phòng tránh và cách xử lý khi gặp phải những sự cố khi đun nấu.
1. Nguyên nhân gây ra rò rỉ gas
- Do người sử dụng xong nhưng không khóa van gas.
- Do dây gas bị chuột cắn, hoặc quá cũ nên bị rò rỉ gas.
- Do bếp gas cũ nên họng bếp bị oxi hóa gây rò rỉ.
- Do sử dụng bình gas trôi nổi không đạt tiêu chuẩn.
- Do người sử dụng bật bếp không cháy nhưng không khóa van gas lại.
- Do van điều áp cũ hoặc không đạt tiêu chuẩn.
- Do điểm nối giữa đây gas với van điều áp và bếp gas bị hở
- Do không vệ sinh bếp gas thường xuyên dẫn đến bị rỉ sét, gây tắc nghẽn,… ảnh hưởng đến hoạt động của bếp gas, thậm chí lâu ngày có thể gây rò rỉ gas rất nguy hiểm.
2. Cách phòng tránh rò rỉ gas
- Khi ngừng việc đun nấu nhớ đóng điều áp sau đó tắt công tắc bếp và cuối cùng là khoá van bình (nếu là bình loại 12 kg).
- Khi bật bếp thì thao tác ngược lại, mở van bình (nếu là bình loại 12 kg), mở điều áp sau đó mới bật bếp.
- Nên sử dụng loại bếp gas có bộ phận cảm ứng nhiệt tự động ngắt gas khi nước tràn hoặc gió lùa làm bếp tắt lửa. Nếu bếp không có bộ phận cảm ứng nhiệt thì khi đun phải thường xuyên chú ý để kịp thời tắt công tắc bếp nếu bếp bị tắt lửa do nước tràn hoặc gió lùa. Chỉ bật lại bếp khi không còn mùi gas trong khu vực bếp.
- Thường xuyên kiểm tra ống dẫn gas, nếu phát hiện thấy có hiện tượng rạn nứt phải thông báo cho đại lý hoặc nhà phân phối để thay dây.
- Mở thoáng cửa ra vào thông với gian bếp, dùng các dụng cụ thủ công để quạt đẩy khí gas ra ngoài.
- Dây gas phải dẫn ở chỗ khô ráo, không có chuột.
- Sử dụng bếp gas đơn của những thương hiệu uy tín : Rinnai, namilux…
- Sử dụng bình gas đảm bảo chất lượng: Petrolimex, Shell gas…
- Sau khi lắp bếp phải kiểm tra điểm nối giữa dây gas với van điều áp và bếp gas bằng cách dùng nước xà phòng đặc bôi vào điểm nối. Nếu không ra “bóng” thì đạt tiêu chuẩn.
- Lắp đặt hệ thống báo rò rỉ gas là tốt nhất.
- Luôn sẵn sàng bình cứu hỏa.
3. Cách xử lý
- Khi phát hiện có mùi gas (mùi trúng thối): phải lập tức tắt các nguồn lửa, khoá van bình, đóng điều áp, không được bật bất cứ 1 thiết bị điện nào, kể cả điện thoại di động. Tìm cách mở hết tất cả các của để cho khí gas bay ra ngoài. Làm giảm nồng độ để không thể gây nổ và gây ngạt và ngộ độc gas. Tuyệt đối không đóng hoặc ngắt công tắc điện, quạt điện làm phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ khí gas.
- Khi phát hiện ngọn lửa cháy trên bình gas: không được chạy, nếu chạy thì ngọn lửa của bình gas sẽ tạo nhiệt và gây cháy các vật xung quanh, hậu quả sẽ cực kì nghiêm trọng. Phải hết sức bình tĩnh tìm cách dập ngọn lửa trên bình gas. Dùng bình cứu hỏa xịt trực tiếp vào ngọn lửa hoặc dùng chăn ướt phủ lên ngọn lửa. Sau đó, dội nước liên tục làm nguội van bình gas. Van gas lúc này rất nóng nên không thể khóa lại được. Dùng vật tiếp xúc gián tiếp di chuyển bình gas ra nơi thoáng gió, tiếp tục dọi nước đến khi khóa được van gas lại. Gọi điện nhà cung cấp gas đến xử lý nốt phần còn lại.
- Quét nước xà phòng để tìm chỗ rò rỉ, tuyệt đối không dùng bật lửa để dò tìm.
- Có thể dùng xà phòng bánh để bịt chỗ rò rồi dùng băng keo hoặc dây cao su để hạn chế rò rỉ đến mức thấp nhất, trường hợp bình gas rò rỉ không khắc phục được, cần đưa đến nơi thoáng gió, xa cống rãnh, xa nguồn lửa và báo ngay cho cửa hàng đại lý cung cấp gas.
Với kinh nghiệm và cách xử lý trên các bạn sẽ áp dụng tốt vào thực tế. Khi thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh thì sẽ không bao giờ phải sử dụng tới nghiệp vụ xử lý.
Nhận xét
Đăng nhận xét